Tiền Polymer Việt Nam In Ở Đâu? Việt Nam Có Tự In Tiền Không?

Vì tính chất dẻo dai và bền bỉ của mình, tiền polymer đã trở thành loại hình tiền tệ chính thức tại Việt Nam. Vậy thì tiền polymer Việt Nam là gì? Có những loại mệnh giá nào? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về chủ đề này trong bài viết của Tindung24h.

Khái Quát Về Tiền Polymer Việt Nam

Tiền Polymer Việt Nam được Ngân Hàng Nhà Nước ban hành và xuất hiện trên thị trường vào năm 2003. Tên gọi này xuất phát từ chất liệu làm ra nó – polymer. Dù có hình dạng tương tự loại tiền giấy truyền thống, tiền polymer lại dẻo dai và chắc chắn hơn, bởi tính cơ học của nhựa polymer.

Các mệnh giá khác nhau của Tiền Polymer
Các mệnh giá khác nhau của Tiền Polymer

Cùng với những loại tiền giấy với mệnh giá nhỏ, tiền polymer cũng được người dân sử dụng trong các giao dịch hàng ngày. Ngày nay, các mệnh giá của loại tiền này được lưu thông trên thị trường là: 10.000 đồng, 20.000 đồng, 50.000 đồng, 100.000 đồng, 200.000 đồng, 500.000 đồng.

Tiền Việt Nam Được Làm Từ Chất Liệu Gì?

Hiện tại tiền polymer là loại tiền phổ biến và được sử dụng rộng rãi hơn cả tại thị trường Việt Nam. Thế nhưng ngoài polymer, cotton cũng là chất liệu làm nên tiền Việt:

Chất Liệu Tiền Cotton

Cotton được sử dụng trong việc chế tác tiền cotton là loại sợi bông được trộn với sợi dệt, hoặc các chất liệu khác để tăng độ bền bỉ. Vì thế, tuy tiền giấy( tiền cotton) không được chắc chắn như tiền polymer. Nhưng nó cũng không dễ bị rách, hư hỏng như những vật liệu giấy thông thường.

Chất Liệu Tiền Polymer

Tiền Polymer sử dụng công nghệ khoa học tiên tiến để sản xuất. Cụ thể, cấu tạo của loại tiền này bao gồm 3 lớp chính: Lớp phim, lớp giấy nền, phủ mờ và vecni. Với mỗi tờ tiền được xuất bản đều được trang bị công nghệ chống giả đặc trưng. Phổ biến nhất là hình ẩn, để đảm bảo tính chân thật của tờ tiền.

Các Loại Mệnh Giá Tiền Polymer Việt Nam Đang Lưu Thông

Các loại mệnh giá tiền Việt Nam đang lưu hành và sử dụng gồm:

Tiền giấy:

  • 200 đồng
  • 500 đồng
  • 1000 đồng
  • 2000 đồng
  • 5000 đồng

Tiền Polymer:

  • 10.000 đồng
  • 20.000 đồng
  • 50.000 đồng
  • 100.000 đồng
  • 200.000 đồng
  • 500.000 đồng

Việt Nam Có In tiền Được Không?

Câu trả lời cho thắc mắc này là có! Việt Nam có thể tự in tiền với Nhà máy in tiền Quốc gia Việt Nam. Hiện tại, nhà máy này đã trở thành công ty TNHH 1 thành viên, do Nhà nước nắm quyền.

Vì vậy, các bạn có thể yên tâm rằng Việt Nam có thể đúc, in, cung ứng tiền cho nền kinh tế chứ không cần phải dựa vào nước ngoài nhé!

Tiền Polymer Việt Nam Chính Thức Ra Đời Năm Bao Nhiêu?

  • Mệnh giá 10.000 đồng Polymer: được phát hành ngày 15 tháng 8 năm 2005.
  • Mệnh giá 20.000 đồng Polymer: được phát hành 17 tháng 5 năm 2006.
  • Mệnh giá 50.000 đồng Polymer: được phát hành cũng vào năm 2006.
  • Mệnh giá 100.000 đồng Polymer: được phát hành ngày 01 tháng 9 năm 2004.
  • Mệnh giá 200.000 đồng Polymer: được phát hành ngày 30 tháng 8 năm 2006.
  • Mệnh giá 500.000 đồng Polymer: được phát hành ngày 17 tháng 12 năm 2003.

Tiền Polymer Việt Nam Được In Ở Đâu?

Như đã đề cập bên trên, tiền Polymer mà chúng ta sử dụng hàng ngày được sản xuất tại Nhà máy in tiền quốc gia. Theo đó, đơn vị này sẽ nhận đơn hàng và chỉ thị trực tiếp từ nhà nước. Khi có yêu cầu, nhà máy sẽ bắt đầu đúc tiền cung ứng cho lưu thông.

Tiền Polymer Việt Nam Được In Ở Đâu?
Tiền Polymer Việt Nam Được In Ở Đâu?

Những thông tin này được thông báo trong quyết định vào ngày 30/6/2014. Trong đó ,Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tổ chức công bố các thông tin liên quan đến phương thức hoạt động, bổ nhiệm và điều động cán bộ lãnh đạo nhà máy.

Ngày nay, công ty in tiền này được đặt tại: số 30 Phạm Văn Đồng – Dịch Vọng Hậu – Cầu Giấy – Hà Nội.

Quy Trình Sản Xuất In Tiền Polymer Tại Việt Nam

Sẽ rất khó để biết chính xác tiền việt nam được sản xuất ở đâu hay quy trình in tiền diễn ra như thế nào. Tuy nhiên bạn có thể hiểu đơn giản như sau:

Kế Hoạch In Đúc Tiền Việt Nam

Để có thể sản xuất ra những tờ tiền mà chúng ta đang cầm trên tay, nhà máy in, đúc tiền cần nhận được chỉ thị, đơn hàng từ Nhà nước. Theo đó, mọi tiêu chuẩn và kỹ thuật in, đúc tiền đều do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định. Những tờ tiền sau khi sản xuất sẽ được ngân hàng Nhà nước kiểm tra kỹ càng về chất lượng, độ bảo mật trước khi đưa ra thị trường.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước sẽ chịu trách nhiệm quan sát và chỉ đạo kế hoạch quản lý các loại tiền in, đúc. Những sản phẩm bị hư hỏng, bị lỗi sẽ được tiến hành tiêu hủy dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước.

Cách Thực Hiện In Tiền Polymer Việt Nam

Nhà máy in, đúc tiền sẽ chuẩn bị kỹ lưỡng các thiết bị, máy móc phục vụ trong quá trình in ấn. Trước đó, những cơ sở đúc, in tiền này có trách nhiệm phải trình lên những mẫu in, đúc thử, khuôn đúc, bản in gốc cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trước khi in, đúc tiền chính thức.

Số lượng, chất liệu sử dụng cũng như tiêu chuẩn in sẽ phải bám sát tiêu chuẩn do Thống đốc ngân hàng Nhà nước duyệt.

Vì Sao Ngân Hàng Nhà Nước Không In Nhiều Tiền?

Vậy theo như phương thức kể trên, Nhà nước hoàn toàn có thể tổ chức in tiền số lượng lớn rồi. Thế nhưng tại sao chính quyền lại không làm như thế? Sau đây là những nguyên nhân chính:

  • Tránh tình trạng lạm phát, bảo vệ giá trị đồng tiền Việt: Khi tổ chức sản xuất nhiều tiền quá mức cần thiết, giá trị đồng tiền sẽ đi xuống, đó chính là tình trạng lạm phát. Sẽ dẫn đến tình trạng, chất lượng cuộc sống không những không được tốt hơn mà ngược lại, cuộc sống của người dân sẽ gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là những người nghèo, có thu nhập thấp sẽ càng khó khăn gấp bội.
  • Kích thích việc giao dịch, mua bán và trao đổi mua bán hàng hóa sử dụng tiền làm phương tiện chi trả. Từ đó, thúc đẩy nền kinh tế phát triển cạnh tranh, xây dựng một nước Việt Nam bền vững.
  • Khi phát hành tiền, ngân hàng Nhà nước cần phải tuân theo những chính sách tiền tệ trong, ngoài nước. Thêm vào đó, trước khi in tiền cần phải trải qua nhiều cuộc họp cần đạt được sự thống nhất ý kiến giữa Ngân hàng, chính phủ và Bộ tài chính..

Cách Nhận Biết Tiền Polymer Việt Nam Thật Giả Chính Xác

Các Cách Nhận Biết Tiền Polymer Việt Nam Thật Giả Chính Xác
Các Cách Nhận Biết Tiền Polymer Việt Nam Thật Giả Chính Xác

Với chất lượng cao và những kỹ thuật chống làm giả tinh vi, rất khó để tiền Việt chúng ta bị giả mạo. Tuy thế, trên thị trường đôi khi vẫn tồn tại một số cá nhân sử dụng công nghệ cố tình làm giả tiền. Trong trường hợp này, các bạn có thể phát hiện tiền Polymer giả bằng những cách sau:

Dùng Tay Vò Đồng Tiền

Vì có độ bền cơ học rất cao, tiền Polymer rất khó để nhàu nát, nhăn nhúm. Vì thế, nếu bạn lấy tay vò đồng tiền mà thấy tờ tiền không quay lại trạng thái ban đầu nhanh chóng, có khả năng cao đây chính là tiền giả vì chất liệu làm của chúng không được đảm bảo như tiền thật. Phương thức này được đánh giá là nhanh chóng, chính xác nhất.

Dùng Ánh Sáng Để Soi Đồng Tiền

Khi in tiền, Nhà máy in ấn cài vào một số chi tiết, hình ẩn nhằm tránh tình trạng làm giả. Cụ thể khi được rọi ánh sáng vào, tờ tiền:

  • Có mệnh giá 20.000 đồng – 500.000 đồng: chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ hiện ra.
  • Có mệnh giá 10.000 đồng: hình ảnh chùa một cột sẽ hiện ra.

Các Yếu Tố In Nổi Trên Đồng Tiền Việt Nam

Một số thông tin khác cũng được in trên tiền Polymer thật mà những loại tiền giả sẽ không có đó là:

  • Chân dung của vị Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Quốc huy.
  • Có dòng chữ “ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”.
  • Mệnh giá bằng số, bằng chữ.

Kiểm Tra Tiền Thật Bằng Các Ô Trong Suốt

Tiền polymer thật sẽ có các ô trong suốt ở góc, trong đó sẽ có những hình ảnh ẩn đi. Và chỉ hiện ra dưới nguồn sáng đỏ được phát ra từ bật lửa, bóng đèn sợi đốt, vv…. Thế nên, bạn có thể kiểm tra tiền thật hay tiền giả bằng cách sử dụng phương thức trên.

Dùng Máy Soi Tiền

Máy soi tiền ở các ngân hàng, tiệm vàng, trang sức cũng là một cách để kiểm tra. Bạn có thể nhờ nhân viên kiểm tra giúp và đưa lại kết quả cho bạn.

Phần Kết

Tindung24h đã giới thiệu cho bạn các thông tin mới, chính xác nhất về Tiền Polymer Việt Nam. Kèm theo cách phân biệt thật giả loại tiền này. Trong cuộc sống hàng ngày, tiền Polymer được sử dụng rất nhiều. Thật tuyệt khi biết nguồn gốc xuất xứ, nơi sản xuất cũng như cách nhận biết tiền giả có đúng không! Chúc các bạn năm mới thành công.

Thông tin được biên tập bởi: Tindung24h.vn

Rate this post