Khi bạn thực hiện vay nợ và gặp các khó khăn về tài chính, không thể thanh toán nợ kịp thời, để rơi vào trường hợp thành nợ xấu nhóm 3. Bạn trở nên hoang mang lo lắng và muốn tìm hướng giải quyết. Bài viết sau đây Tindung24h sẽ giúp bạn hiểu hơn về nợ xấu nhóm 3 là gì? và giải đáp những câu hỏi liên quan đến nợ xấu nhóm 3. Cùng theo chân mình theo dõi bài viết để có thể đưa ra được câu trả lời cho bản thân nhé!
Mục Lục
Nợ Xấu Nhóm 3 Là Gì?
Nợ xấu nhóm 3 là những khoản vay phát sinh từ nhóm 2 chưa được giải quyết thanh toán. Sau 1 khoảng thời gian sẽ nhảy lên thành nợ xấu nhóm 3.
- Khoảng thời gian để có thể nhảy lên thành nợ xấu nhóm 3 nằm vào ngày thứ 31.
- Nợ xấu nhóm 3 sẽ kéo dài trong khoảng từ ngày 31 đến ngày thứ 90.
- Sau ngày 90 trở đi sẽ nhảy sang trở thành nhóm nợ xấu khác.
Nợ Xấu Nhóm 3 Có Ảnh Hưởng Gì Không?
Nếu bạn là khách hàng thuộc diện nợ xấu của một tổ chức tài chính. Ảnh hưởng đầu tiên có thể kể đến đó là việc bạn không thể hoặc rất khó khăn tiếp tục thực hiện vay vốn. Không chỉ ở ngân hàng này mà còn mọi doanh nghiệp tài chính khác toàn quốc. Điều này xảy ra vì hoạt động lưu thông tiền trong các tổ chức ấy bị gián đoạn, nguồn vốn ứ đọng dẫn tới nhiều hệ lụy không chỉ cho bạn mà còn cho cả công ty của họ.
Thêm vào đó, CIC – Hệ thông Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia. Sẽ áp dụng “lệnh trừng phạt” lên tới 5 năm đối với khách hàng nợ xấu thuộc nhóm 3. Chưa hết, việc bạn không thanh toán nợ xấu trong 1 thời gian dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ của bạn và tổ chức cho vay. Cụ thể là bạn sẽ vào “sổ đen” của họ và rất khó để tiếp cận nguồn vay sau này.
Nợ Xấu Nhóm 3 Có Vay Được Ngân Hàng Không?
Nếu như đã rơi vào trường hợp nằm trong nợ xấu nhóm 3. Thì sẽ rất khó cho việc vay vốn từ các tổ chức tín dụng hay ngân hàng khác. Mức độ sẽ còn tùy thuộc vào các trường hợp sau đây, quyết định cho việc bạn có cơ hội được vay ngân hàng hay không:
- Trường hợp 1: Nợ xấu nhóm 3 của bản thân khách hàng đã thanh toán hoàn tất cách đây 12 tháng. Nếu nợ chỉ mới được thanh toán và không đủ trong khoảng thời gian 12 tháng thì khả năng được cho vay hầu như là không có.
- Trường hợp 2: Số tiền bạn muốn vay phải ít hơn số tiền lương hàng tháng bạn được nhận. Đây sẽ là lợi thế cho những ai nhận lương qua tài khoản ngân hàng thay vì tiền mặt. Ngân hàng sẽ dựa vào điều này để đánh giá và đề ra quyết định có nên cho bạn vay không. Tất nhiên là để được vay thì bạn cần phải thanh toán hết số tiền nợ xấu từ trước đó.
- Trường hợp 3: Nếu như bạn có tài sản giá trị cao để thế chấp (như sổ đỏ, sổ hồng,…) thì tỉ lệ bạn được ngân hàng cho vay là 50%.
Các Cách Để Xóa Nợ Nhóm 3
Khách hàng có thể tự kiểm tra lịch sử tình trạng nợ xấu của bản thân khi có nhu cầu. Bạn có thể tra cứu tại cổng thông tin của trung tâm tín dụng quốc gia (CIC).
Có 2 trường hợp sẽ xảy ra trong sự phát sinh thành nợ xấu, có thể là do nhầm lẫn hoặc do bản thân. Nên tương ứng với các trường hợp khác nhau sẽ có cách xóa nợ khác nhau, cụ thể là:
Trường hợp: Nhầm lẫn từ các tổ chức tín dụng
- Bước 1: Khi đối mặt với tình huống này, trước hết bạn cần phải bình tĩnh. Kiểm tra thật kỹ thông tin về tình trạng nợ xấu của bản thân.
- Bước 2: Tiếp theo bạn cần tìm đến sự trợ giúp xác minh uy tín như trung tâm tín dụng quốc gia hay các tổ chức tín dụng có liên quan. Bạn cần gửi công văn đến các nơi này để được kiểm chứng thông tin.
- Bước 3: Nếu như thật sự có xảy ra nhầm lẫn, phía CIC sẽ có hướng giải quyết. Đưa ra quyết định điều chỉnh thông tin. Hay có thể là các tổ chức tín dụng khác sẽ cấp giấy xóa tình trạng nợ xấu cho bạn.
Hiện nay, cũng có một vài thông tin trên mạng quảng cáo về việc có thể xóa nợ xấu cho bạn ngay lập tức trên CIC. Điều kiện là bạn phải bỏ ra một mức phí để thực hiện điều này.
Hãy cảnh giác trước những thông tin này. Vì điều này nằm trong các thủ đoạn lừa đảo, lợi dụng sự hoang mang của khách hàng khi dính nợ xấu của khách hàng để thực hiện các hành vi trái pháp luật.
Trường hợp: Nợ xấu phát sinh do bản thân
- Bước 1: Nợ xấu của bản thân xuất hiện do bạn không thanh toán các khoản vay đúng hạn từ trước đó. Nhưng bạn cũng cần phải kiểm tra các thông tin về nợ xấu của bản thân và số tiền nợ thật kỹ.
- Bước 2: Nhanh chóng hoàn thành việc trả nợ toàn bộ gốc, lãi và các khoản phí phạt quá hạn có liên quan đến khoản nợ.
Sau khoảng thời gian quy định là 60 tháng (5 năm) kể từ khi bạn hoàn tất thanh toán tất cả các khoản nợ. Thông tin về nợ nhóm 3 của bạn sẽ được xóa trên hệ thống CIC. Khi tình trạng nợ xấu đã được xóa. Bạn có thể dễ dàng thực hiện vay vốn tại các tổ chức tín dụng hay bất kể ngân hàng nào trên toàn quốc.
Nợ Nhóm 3 Có Tỷ Lệ Trích Lập Dự Phòng
Theo quy định được lập ra tại số 18/2007/QĐ-NHNN và tại số 493/2005/QĐ-NHNN về trường trích lập dự phòng rủi ro dành cho những ngân hàng có nhu cầu áp dụng với các khách hàng đang bị nợ xấu. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể được thiết lập như sau:
- Nợ xấu nhóm 1: tỷ lệ 0%.
- Nợ xấu nhóm 2: tỷ lệ 5%.
- Nợ xấu nhóm 3: tỷ lệ 20%.
- Nợ xấu nhóm 4: tỷ lệ 50%.
- Nợ xấu nhóm 5: tỷ lệ 100%.
Sau đây bạn cũng có thể tính tỷ lệ trích lập dự phòng theo công thức sau:
R = max [0,(A – C)] x r
Trong đó:
- R: Là số tiền dự phòng phải trích ra một cách cụ thể.
- A: Là số dư nợ gốc của khoản nợ của bạn.
- C: Là giá trị bị khấu trừ của tài sản được đem ra bảo đảm.
- r: Là tỷ lệ trích lập dự phòng.
Các Lưu Ý Để Tránh Nợ Xấu Nhóm 3
Nợ xấu nhóm 3 có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau và trong thực tế thậm chí còn có cả những việc mà bạn không thể nghĩ tới nó sẽ diễn ra. Chính vì vậy, để có thể hạn chế nhất định về việc để xảy ra nợ xấu. Bạn cần phải lưu ý các điều sau đây:
- Khi ký hợp đồng vay vốn, thì các điều khoản được ghi trong đấy bạn phải đọc kỹ các điều khoản. Đặc biệt là về lãi suất và các quy định về cách tính lãi hay phí phát sinh thêm.
- Nên lên kế hoạch quản lý chi tiêu, thực hiện chi tiêu một cách hợp lý. Số tiền nợ cần phải trả hàng tháng không nên vượt quá 50% trên tổng thu nhập trung bình của bạn.
- Bạn nên thanh toán tự động qua dịch vụ Internet Banking thông qua các ngân hàng điện tử mà bạn đang sử dụng. Để có thể được sao kê chi tiết.
- Nếu như gặp các vấn đề nan giải về tài chính. Có thể phát sinh thành nợ xấu và không thể thực hiện thanh toán khoản vay đúng hạn. Bạn cần phải liên hệ chủ động với các tổ chức tài chính/ngân hàng để được hỗ trợ.
- Nên lên kế hoạch trả nợ hợp lý để không làm ảnh hưởng đến đời sống cá nhân.
- Bạn có thể yêu cầu gia hạn thời gian thanh toán nợ nếu như trả nợ chậm.
- Nếu có điều kiện hãy nên tất toán khoản vay sớm nhất để tránh trường hợp bị gánh thêm lãi suất. Còn được gọi là “lãi mẹ đẻ lãi con”.
Một Số Câu Hỏi Liên Quan Đến Nợ Xấu Nhóm 3
Nợ Xấu Nhóm 3 Vay Được Ngân Hàng Nào?
Hiện nay, hầu như tất cả các ngân hàng sẽ khó có thể chấp nhận cho vay khi bạn nằm trong nợ xấu nhóm 3. Nếu như bạn đáp ứng được một vài điều kiện tiên quyết mà ngân hàng đưa ra thì có thể bạn sẽ có cơ hội được cho vay.
Nợ Nhóm 3 Bao Lâu Được Xóa?
Về thời gian lưu giữ và cung cấp lịch sử nợ xấu trên CIC, theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 03/2013/TT-NHNN ngày 28/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định như sau: “Thông tin tiêu cực về khách hàng vay chỉ được sử dụng để tạo lập sản phẩm thông tin tín dụng trong thời gian tối đa 05 năm, kể từ ngày kết thúc thông tin tiêu cực đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Đối với khoản nợ dưới 10 triệu, CIC sẽ xóa lịch sử nợ xấu cho khách hàng sau khi khoản nợ được thanh toán trong vòng 1 năm đổ lại chứ không phải tối đa 5 năm.
Phần Kết
Nợ xấu nhóm 3 là trường hợp mà hẳn không người dùng nào muốn rơi vào. Hi vọng rằng sau bài viết trên Tindung24h đã giúp các bạn có thêm hiểu biết về diện nợ này để có thể biết cách né tránh và khắc phục. Thông qua đó, Tindung24h hi vọng các bạn sẽ chủ động hơn trong khâu thanh toán và không rơi vào tình trạng nợ xấu! Chúc các bạn may mắn.
Thông tin được biên tập bởi: Tindung24h.vn
Bài vit liên quan: